làn da cháy nắng
Sức khỏe

Làn da cháy nắng sạm đen do đâu tạo thành? Cách phục hồi ra sao?

Làn da cháy nắng sạm đen do đâu tạo thành? Cách phục hồi ra sao sẽ được chia sẻ cũng như cách bạn ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện. Hãy cùng theo dõi để bạn có được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc bảo vệ làn da dưới ánh nắng mắt trời nhé.

Da bị cháy nắng, sạm đen và bỏng rát là hiện tượng rất phổ biến sau khi bạn đi biển hoặc hoạt động ngoài nắng quá lâu. Mặc dù hiện tại cháy nắng thường không gây ra vấn đề gì lớn nhưng nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau mà bạn không thể lường trước được. Vậy nên hãy phòng ngừa trước khi bạn phải nghĩ đến việc điều trị chúng nhé.

Nguyên nhân làn da cháy nắng sạm đen

Trong ánh sáng mặt trời, có ba loại tia: UVA, UVB và UVC. Các tia UVC bị ngăn chặn hoặc hấp thụ bởi tầng ôzôn và không phải là mối quan tâm đối với con người. Tia UVA và UVB là nguyên nhân chính khiến da bị cháy nắng sạm đen.

Các phản ứng của bức xạ UVB đối với da:

  • Gây ban đỏ mạnh.
  • Khoảng 90% tia UVB được hấp thụ bởi lớp bề mặt của da (biểu bì).
  • Lớp biểu bì phản ứng bằng cách giải phóng các chất hóa học gây mẩn đỏ và phồng rộp (dấu hiệu ban đầu của cháy nắng).
  • Tiếp xúc nhiều lần sẽ làm tổn thương lớp biểu bì dẫn đến lão hóa da.

Các phản ứng của bức xạ UVA đối với da:

  • Tia UVA yếu hơn tia UVB nhưng có bước sóng dài hơn và đến bề mặt trái đất nhiều nhất (khoảng 90% vào buổi trưa).
  • Thâm nhập vào lớp trung bì của da (hạ bì) và lớp mỡ dưới da, gây tổn thương tại khu vực này để tạo ra các tế bào da mới.
  • Tiếp xúc lâu dài sẽ làm tổn thương lớp hạ bì dẫn đến lão hóa da.
làn da cháy nắng
Nguyên nhân làn da cháy nắng sạm đen

Ai có nguy cơ bị làn da cháy nắng?

Da người được phân thành sáu nhóm dựa trên sắc tố da cơ bản và xu hướng rám nắng, cháy nắng khi tiếp xúc với bức xạ UV.

Những người có làn da loại I (da nhợt nhạt, trắng tái, mắt xanh hoặc hạt dẻ, tóc vàng hoặc đỏ) có nguy cơ bị cháy nắng cao hơn nhiều so với những người có làn da nâu sẫm hoặc đen loại VI). Chỉ cần 15 phút phơi nắng giữa trưa có thể gây cháy nắng ở những người có làn da trắng, trong khi những người có làn da sẫm màu có thể chịu đựng được nhiều giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Những người có các yếu tố sau đây cũng có nhiều khả năng bị cháy nắng và sạm da:

  • Sống ở các khu vực gần đường xích đạo hơn.
  • Sống ở các khu vực cao (cứ leo núi 300m, bức xạ UV tăng 4%).
  • Phơi nắng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều (65% bức xạ UV đến trái đất trong khoảng thời gian này).
  • Hoạt động dưới bầu trời quang đãng, ít mây (mây và ô nhiễm có thể làm giảm bức xạ UV).
  • Phản xạ từ môi trường (80% bức xạ UV bị phản xạ bởi băng tuyết).

Cách phục hồi làn da cháy nắng

Da bị rám nắng, sạm đen là do tác động mạnh của tia UVA và UVB mà không được bảo vệ bằng kem chống nắng. Đặc biệt, tia UVB tác động trực tiếp lên bề mặt da, gây tổn thương DNA, khiến da sạm đen, bỏng rát. Tia UVA xâm nhập sâu vào lớp biểu bì của da, gây tổn hại đến collagen, khiến độ đàn hồi của da giảm, dễ xuất hiện nếp nhăn và thâm nám.

Cách chăm sóc da bị đen khi đi nắng mà bạn nên áp dụng là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như sữa lạnh, dầu dừa, nha đam, sữa chua không đường, nước trà xanh, bột yến mạch… làm dạng mặt nạ đắp lên da . Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng mình không bị dị ứng với các thành phần này và làn da của bạn được làm sạch trước khi sử dụng. Bạn cũng có thể thoa các loại kem dưỡng ẩm không nhờn để giúp da phục hồi hiệu quả hơn. Và đừng quên uống nhiều nước để tăng sức đề kháng và chống nắng cho da.

Bạn cũng có thể làm mát và làm dịu da tức thì bằng việc ngâm mình với nhiệt độ vừa phải trong nước, tắm với nước mát, chườm nước mát bằng khăn tránh để trực tiếp đá lên bề mặt da bị cháy nắng. Bạn lưu ý tránh tắm xà phòng trong thời gian này vì xà phòng có thể gây kích ứng da nhiều hơn. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm có chiết xuất lô hội, gel hoặc kem 0,5-1% hydrocortisone (thận trọng khi thoa lên mặt).

làn da cháy nắng
Cách phục hồi làn da cháy nắng

Ngăn ngừa làn da cháy nắng hiệu quả

Cháy nắng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau, vì vậy ngăn ngừa cháy nắng tốt hơn là điều trị. Kem chống nắng là biện pháp bảo vệ tốt nhất để hạn chế tình trạng da bị cháy nắng và các tác hại khác của bức xạ UV. Để chống nắng tốt nhất, bạn nên:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Mặc quần áo chống nắng và đội mũ rộng vành khi hoạt động dưới trời nắng.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ và thoa lại sau mỗi 2-3 giờ nếu bạn vẫn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế sử dụng các phương pháp làm da nhân tạo như tắm trắng, tạo da nâu,…
  • Sử dụng kem chống nắng dạng viên uống để hỗ trợ (tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu trước khi sử dụng).
làn da cháy nắng
Ngăn ngừa làn da cháy nắng hiệu quả

Giờ thì bạn đã biết nguyên nhân gây nên làn da cháy nắng, cũng như cách phục hồi và phòng ngừa rồi phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn chăm sóc da dưới nắng một cách tốt hơn nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *