Cà tím là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin ít calo được dùng để chế biến món ăn hằng ngày. Theo Đông y, cà tím có tính cực hàn giúp thanh nhiệt, giải độc và nhuận tràng rất hiệu quả. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím trong bài viết này.
Cà tím không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là vị thuốc điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Vậy có thể chữa nhiệt miệng bằng cà tím như thế nào và lưu ý điều gì? Bài viết dưới đây còn hướng dẫn cho bạn cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả nhất. Nếu bạn có những điều thắc mắc này thì hãy theo dõi ngay bài viết sau.
Xem nhanh
Giới thiệu cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím đơn giản và hiệu quả
Cà tím còn có một cái tên khác là cà dái dê hoặc cà tím dài. Cà tím ngoài giúp làm chắc răng nó còn là nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng chữa nhiệt miệng. Ưu điểm của phương pháp này chính là an toàn, hoàn toàn lành tính và hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể ăn những món chế biến từ cà tím cũng vô cùng tốt cho cơ thể. Bạn có thể dùng cà tím chữa nhiệt miệng theo hướng dẫn dưới đây:
1.1. Chuẩn bị

Bạn chọn nguyên liệu là 2 trái cà tím không nên quá non hoặc quá già để đạt hiệu quả tốt nhất, nước lọc.
1.2. Hướng dẫn thực hiện
Cà tím bạn cắt cuống và để nguyên vỏ sau đó rửa sạch với nước. Bạn cắt 2 trái cà tím thành từng lát mỏng và cho vào nồi cùng với nước lọc. Sau đó bạn luộc cà tím trong 10 phút và lọc lấy phần nước bỏ bã đi.
1.3. Cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím
Nếu bạn vừa mới bị nhiệt miệng thì chỉ cần uống nước cà tím 1 lần là khỏi hẳn. Bạn nên uống khi nước còn hơi ấm và chỉ nên uống khoảng chừng 1 chén nhỏ.
Nếu tình trạng nhiệt miệng nặng có vết lở loét tròn đã làm mủ thì nên uống 3 lần/ngày. Mỗi lần bạn chỉ cần uống 1 chén nước cà tím luộc thì vết lở loét sẽ giảm đau. Tình trạng nhiệt miệng của bạn cũng sẽ giảm hẳn đi một cách đáng kể.
Khi uống nước cà tím chữa nhiệt miệng vào buổi chiều thì buổi tối trước khi ngủ bạn có thể ngậm một muỗng mật ong. Mật ong có tác dụng thông kinh lạc và điều trị nấm vô cùng tốt. Sau đó, bạn có thể súc miệng lại thật sạch bằng nước lọc trước khi ngủ.
Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng cà tím

Trong vỏ cà tím có chứa một hàm lượng vitamin rất cao giúp thanh nhiệt và giải độc. Cho nên khi bạn sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng không nên bỏ đi phần vỏ này.
Bên cạnh cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím đơn giản và hiệu quả được như trên. Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp chữa nhiệt miệng bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Chẳng hạn như khế chua, bột sắn dây, gừng, rau diếp cá, rau bồ ngót,… rất hiệu quả.
Đặc biệt, với các trẻ thường bị nhiệt miệng thì không nên sử dụng thuốc bôi và thuốc xịt. Bởi vì nó có thể làm giảm nhanh cơn đau cho trẻ nhưng không trị dứt điểm nhiệt miệng. Bạn nên áp dụng những biện pháp thiên nhiên mà mình gợi ý vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
Gợi ý cách phòng ngừa nhiệt miệng tái phát trở lại
Ngoài cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím và các biện pháp dân gian hiệu quả. Bạn cần có giải pháp để phòng tránh nhiệt miệng xuất hiện trở lại bằng cách:
3.1. Ngăn chặn sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn, virus

- Bạn cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày. Việc này sẽ giúp ngăn không cho vi khuẩn và mảng bám hình thành bên trong.
- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch các vụn thức ăn sau khi bạn vừa ăn xong. Mà bình thường bạn sử dụng chải răng không thể làm sạch chúng hết được.
- Ngậm nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Vệ sinh và cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa để ngăn không cho mảng bám vôi răng hình thành. Đây cũng chính là môi trường mà vi khuẩn tồn tại lây lan sang răng, nướu và lưỡi.
3.2. Tăng cường sức đề kháng
- Bạn nên uống thật nhiều nước mỗi ngày và tránh đồ ăn cay nóng.
- Ăn nhiều loại rau xanh và củ quả có tính mát như mướp, khoai lang, rau dền,…
- Bổ sung những loại trái cây như cam, bưởi, thanh long, quýt, dâu tây… Các loại này sẽ giúp bổ sung nhiều vitamin giúp giảm tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.
Bài viết trên cũng đã hướng dẫn cho bạn cách chữa nhiệt miệng bằng cà tím rất hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Nếu tình trạng nhiệt miệng đau rát quá sức chịu đựng bạn nên đến gặp nha sĩ ngay. Nếu các vết loét xuất hiện hơn 2 tuần bạn nên khám xem có phải bị ung thư miệng hay không. Tốt nhất bạn nên ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều vitamin và uống nhiều nước mỗi ngày.