căng cơ toàn thân
Sức khỏe

Căng cơ toàn thân có nguyên nhân gì? Cách giãn cơ thân toàn hiệu quả

Căng cơ toàn thân có nguyên nhân gì? Cách giãn cơ thân toàn hiệu quả nên được thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết. Hãy cùng tham khảo và thực hành theo những hướng dẫn được gợi ý bên dưới để giảm việc căng cơ của bản thân nhé.

Đau cơ, hoặc căng cơ, xảy ra khi cơ của bạn bị căng quá mức hoặc bị rách. Đây thường là kết quả của sự mệt mỏi, sử dụng cơ bắp hoặc tập thể dục quá mức và không phù hợp. Căng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ cơ nào nhưng phổ biến nhất ở lưng dưới, cổ, vai và gân kheo ở mặt sau của đùi.

Tìm hiểu tình trạng căng cơ toàn thân 

Căng cơ hoặc co cứng cơ toàn thân là tình trạng cơ bị căng quá mức hoặc thậm chí bị rách. Đây là kết quả của sự mệt mỏi, hoạt động quá mức hoặc sử dụng cơ không đúng cách. Bất kỳ cơ nào cũng có thể được kéo, nhưng phổ biến nhất là cơ lưng dưới, cổ, vai và gân kheo.

Khi một người bị chấn thương cơ, các sợi cơ và dây chằng bám vào cơ sẽ bị rách một phần hoặc toàn bộ. Vết rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và bị đau cơ toàn thân hoặc ngay tại vị trí căng cơ.

Các trường hợp căng cơ ít nghiêm trọng hơn thường kéo cơ ra khỏi quỹ đạo bình thường. Những trường hợp nặng hơn thường làm rách các sợi cơ và thậm chí có thể gây rách cơ hoàn toàn.

căng cơ toàn thân
Tìm hiểu tình trạng căng cơ toàn thân

Nguyên nhân căng cơ toàn thân là gì?

Căng cơ toàn thân là khi cơ bị kéo căng hoặc bị gãy một cách đột ngột và bất ngờ. Thường là do chấn thương hoặc những thương tổn khác, bao gồm:

  • Không khởi động đúng cách trước khi thực hiện các hoạt động thể chất vất vả hay quá sức.
  • Độ giãn cơ kém.
  • Hoạt động quá mức và mệt mỏi.

Hiện nay có một quan niệm sai lầm rằng chỉ những hoạt động gắng sức hoặc cường độ cao mới dẫn đến căng cơ. Tuy nhiên, theo một số tài liệu của Mỹ, căng cơ thậm chí có thể xảy ra khi đi bộ. Hoặc khi bạn rượt, nhảy, chạy, ném vật, nhấc vật nặng, nhấc vật sai tư thế.

Căng cơ cấp tính cũng thường xảy ra vào mùa lạnh. Đó là bởi vì các cơ thường bị căng cứng khi nhiệt độ giảm xuống. Vì vậy việc khởi động hoặc làm nóng cơ thể là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng căng cơ hoặc căng quá mức.

Căng cơ mãn tính thường là kết quả của các hoạt động lặp đi lặp lại. Ví dụ:

  • Tập các môn thể thao như chèo thuyền, quần vợt, chơi gôn hoặc bóng chày.
  • Thường xuyên để lưng và cổ sai tư thế trong thời gian dài như ngồi lâu ở bàn làm việc.
  • Đi bộ hoặc ngồi sai tư thế.
căng cơ toàn thân
Nguyên nhân căng cơ toàn thân là gì?

Làm gì khi bạn bị căng cơ toàn thân?

1. Chữa trị khi bị căng cơ toàn thân

Bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn này.  Đầu tiên, bạn hãy loại bỏ quần áo và đồ trang sức khỏi khu vực bị ảnh hưởng. Tiếp theo, bạn cần:

  • Bảo vệ các cơ đang bị kéo để chúng không trở nên tồi tệ hơn.
  • Nghỉ ngơi: Tránh sử dụng các cơ bị tổn thương trong vài ngày. Tuy nhiên, bạn đừng hạn chế tất cả các hoạt động thể chất. Mà hãy bắt đầu tập thể dục nhẹ khi bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Chườm đá: Bạn nên chườm đá ngay khi bị căng cơ để giảm triệu chứng sưng. Mỗi lần chườm đá hoặc tắm nước đá trong 15-20 phút và lặp lại sau mỗi 2-3 giờ trong vài ngày đầu.
  • Có thể dùng băng quấn: Quấn băng thun quanh vùng bị ảnh hưởng có thể giúp giảm sưng. Nhưng bạn cần chú ý không quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Lưu ý: Khi chườm nóng hoặc chườm lạnh, bạn không nên đặt túi đá trực tiếp lên da. Mà nên đặt một miếng vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt để không làm bỏng da.

căng cơ toàn thân
Làm gì khi bạn bị căng cơ toàn thân?

2. Cách giãn cơ toàn thân hiệu quả

Cách giãn cơ ngực: 

  • Bước 1: Đứng thẳng, hai tay duỗi ra sau lưng, đan vào nhau, áp sát vào mông.
  • Bước 2: Nâng nhẹ ngực, thẳng lưng, giữ thẳng bả vai. Từ từ đẩy hai tay ra phía sau cho đến khi bạn cảm thấy ngực căng ra.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 20 – 30 giây rồi thả ra.

Cách giãn cơ bụng:

  • Bước 1: Nằm úp mặt xuống thảm tập, hai tay đặt nhẹ nhàng trên thảm tập.
  • Bước 2: Giữ cố định nửa thân dưới trên thảm, từ từ nâng thân trên lên, ngẩng cao đầu. Nửa thân trên bạn tạo thành hình vòng cung.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây rồi thả ra. 

Cách giãn cơ bắp chân:

  • Bước 1: bạn ngồi trên sàn, duỗi thẳng hai chân trước mặt.
  • Bước 2: Cúi nhẹ người và dùng tay phải từ từ kéo ngón chân phải về phía bạn. Động tác này sẽ kéo căng cơ bắp chân của bạn
  • Bước 3: Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây rồi lặp lại cho chân trái.

Trên đây là toàn bộ những thông tin đáng chú ý cho bạn tham khảo về vấn đề căng cơ toàn thân. Ngoài những bài tập làm giãn cơ đã được hướng dẫn thì bạn có thể tham khảo thêm những bài tập giãn cơ toàn thân Hana Giang Anh. Những video này cực kỳ thiết thực và bổ ích cho bạn đấy nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *